17/05/2022 12:47

Thụy Điển tuyên bố nộp đơn gia nhập NATO, kết thúc 20 năm trung lập

 

Thụy Điển tuyên bố nộp đơn gia nhập NATO, kết thúc 20 năm trung lập

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (Ảnh: Getty).

"Chính phủ đã quyết định thông báo cho NATO rằng, Thụy Điển muốn trở thành thành viên của liên minh. Chúng ta đang kết thúc một kỷ nguyên và bắt đầu một kỷ nguyên khác", Thủ tướng Thụy Điển MagdalenaAndersson nói với các phóng viên hôm 16/5.

Bà Andersson cho biết, đại sứ Thụy Điển tại NATO sẽ thông báo cho NATO "trong thời gian ngắn" về việc xin gia nhập liên minh này.

Bà Andersson cho rằng, NATO sẽ không "mất quá một năm" để phê chuẩn kết nạp Thụy Điển.

Trước đó, Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền tại Thụy Điển ngày 15/5 tuyên bố ủng hộ việc nước này trở thành thành viên của NATO - liên minhquân sựdo Mỹ dẫn đầu.

Tuy nhiên, người đứng đầu đảng cầm quyền Thụy Điển nhấn mạnh, nếu đơn xin gia nhập thành công, Thụy Điển sẽ phản đối việc triển khai vũ khí hạt nhân hay các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước này.

Quyết định của Thụy Điển được đưa ra không lâu sau khi chính phủ Phần Lan chính thức tuyên bố sẽ nộp đơn gia nhập NATO. Cả Phần Lan và Thụy Điển duy trì quan điểm trung lập hàng chục năm qua, nhưng bắt đầu xem xét lại chính sách an ninh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2.

Các cuộc khảo sát dư luận gần đây cho thấy, đa số người dân ở cả hai nước này đều ủng hộ gia nhập NATO.

Đầu tháng trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, khối này sẵn sàng chào đón Phần Lan và Thụy Điển nếu hai nước nộp đơn xin gia nhập, khẳng định quá trình phê duyệt thành viên sẽ diễn ra "rất nhanh chóng". Các nước như Mỹ, Anh cũng cam kết đảm bảo an ninh cho Phần Lan và Thụy Điển trong quá trình gia nhập.

Việc kết nạp thành viên mới vào NATO sẽ cần sự nhất trí của tất cả các thành viên trong khối. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan nói rằng nước này không ủng hộ việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Tại cuộc họp báo hôm 16/5, Tổng thống Erdogan cho biết Thụy Điển và Phần Lan không cần cử phái đoàn tới Ankara để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ việc gia nhập NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần chỉ trích Thụy Điển và các nước châu Âu khác vì đã chính sách của họ với các tổ chức và cá nhân bị Ankara coi là khủng bố, như là PKK hay những tín đồ của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen. Ankara cáo buộc, những người ủng hộ ông Gulen đã âm mưu thực hiện vụ đảo chính vào năm 2016, trong khi ông Gulen và những người ủng hộ ông đã phủ nhận cáo buộc này.

Nga nhiều lần cảnh báo, việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO sẽ gây ra mối đe dọa với an ninh quốc gia của Moscow. Nga tuyên bố sẽ có động thái đáp trả tương xứng.

Tags:

Đọc báo

báo điện tử dantri

Tin cùng chuyên mục