Vừa ngủ dậy buổi sáng đừng bao giờ uống nước lọc theo 2 cách này vì có thể làm hại dạ dày, gây ung thư
Y học Trung Quốc có câu: "Buổi sáng một cốc nước, bệnh tật sẽ không bao giờ tìm đến". Thật vậy, trong 7-8 tiếng ngủ, chúng ta không ăn, không uống nhưng các chức năng cơ thể vẫn hoạt động bình thường, làm mất nước thông qua hơi thở, nhu động ruột... Lúc này, việc bổ sung một cốc nước là rất cần thiết để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Tờ Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) từng ca ngợi lợi ích của việc uống nước sau khi ngủ dậy đó là "giúp cơ thể tỉnh táo từ trong ra ngoài". Theo các chuyên gia sức khỏe của tờ báo này:
- Uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể bổ sung lượng nước đã mất sau khi ngủ và giúp các tế bào hấp thụ nước, giúp da căng mọng và đàn hồi. Ngoài ra, trong khoảng 10 giây, lượng nước nạp vào cơ thể có thể đến được tất cả các bộ phận trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và trao đổi chất, giúp cơ thể tỉnh táo.
- Sau một đêm ngủ, thức ăn vào cơ thể con người đã được tiêu hóa gần hết, bổ sung nước kịp thời vào buổi sáng có thể rửa sạch cặn thức ăn bám trên thành dạ dày, giúp làm sạch đường tiêu hóa, ngăn ngừa chứng xuất hiện táo bón.
- Việc mất nước khi ngủ cũng sẽ làm tăng độ nhớt của máu, bổ sung nước vào buổi sáng có thể giúp làm loãng máu, giảm độ nhớt của máu, ngừa tăng huyết áp, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa tai biến tim mạch.
Uống một cốc nước lọc ngay sau khi ngủ dậy rất tốt, nhưng nên tránh 2 việc
Uống một cốc nước khi bụng đói vào buổi sáng tưởng chừng vô cùng đơn giản, nhưng nhiều người lại bỏ qua 2 sai lầm dưới đây và có thể gây ra rắc rối cho chính mình.
1. Thêm mật ong hoặc chanh vào nước lọc
Nhiều chị em muốn giảm cân hoặc làm đẹp nên đã cho vài giọt chanh hay vài thìa mật ong vào đồ uống buổi sáng. Tuy nhiên, những nguyên liệu này chưa chắc đã có tác dụng thần kỳ như bạn nghĩ. Bởi axit trong chanh có thể gây kích ứng dạ dày và gây ra trào ngược axit. Những người có lượng đường trong máu cao cũng không được khuyến khích uống nước mật ong vào buổi sáng, vì đường fructose trong mật ong có thể làm gia tăng chỉ số đường huyết.
Những người có bệnh dạ dày, tim mạch, tiểu đường... nên nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi uống. Ở những người khỏe mạnh thì nên ăn lót dạ rồi mới nghĩ tới việc uống nước chanh, nước mật ong.
2. Uống nước quá nóng hoặc quá lạnh
Uống nước quá lạnh có thể gây kích ứng ruột và dạ dày, dễ gây khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Nước quá nóng có thể dễ dàng làm tổn thương thực quản mỏng manh của chúng ta. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng việc uống nước nóng trên 65°C trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản vì vậy những ai đang có thói quen uống nước quá nóng vào buổi sáng nên chú ý khắc phục.
Ngoài ra, không nên uống quá nhiều nước vào buổi sáng vì sẽ gây ra gánh nặng cho dạ dày. Việc uống nhiều nước trong thời gian ngắn có thể gây hạ natri máu, đe dọa đến sức khỏe của thận và tim mạch. Vào buổi sáng, bạn chỉ nên uống khoảng 200ml nước, có thể tăng giảm lượng nước này tùy theo nhiệt độ môi trường, cảm giác "khát nước" của mình.
Vậy, uống cốc nước đầu tiên vào buổi sáng như thế nào là đúng cách?
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, mỗi người nên uống 200-300ml nước lọc để đường tiêu hóa nhanh chóng hấp thụ và làm loãng máu, đánh thức cơ thể tỉnh táo hơn. Nhiệt độ dưới 40 độ C, nhiệt độ này sẽ không gây kích ứng mạnh cho niêm mạc đường tiêu hóa, cũng không làm tổn thương màng nhầy do quá nóng. Nên uống nước sau khi đánh răng để đảm bảo vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng có thể bị rửa trôi hoàn toàn.
>>>>>> Xem thêm : Thông tin về sức khỏe tại hậu trường báo ngoisao.vn
Tags:
Uống nước buổi sáng
chăm sóc sức khỏe
ung thư
thói quen có hại
Tin cùng chuyên mục